Ké Đầu Ngựa

ke dau ngua

Ké Đầu ngựa còn gọi là thương nhĩ; Tên khoa học: Xanthìum strumarium L; Họ Cúc Asteraceae

Ké Đầu Ngựa

Vị thuốc bổ Phế và Tỳ

Bộ phận dùng: Quả Ké sao vàng. Dùng toàn bộ phận trên mặt đất của cây phơi hay sấy khô.

– Tính vị quy kinh: Ké có vị ngọt, tính ôn vào kinh phế, tỳ.


     – Công dụng: Làm ra mồ hôi, tán phong, chữà đau nhức tê dại, mờ mắt. viêm mũi, chân tay co rút. Tiêu độc, mụn nhọt, lỏ loét và chữa bướu cổ.

    – Liều dùng: Quả Ké sao vàng 4-8g, dưới dạng thuốc sắc.

    Chú ý: Uống nước sắc quả Ké phải kiêng thịt lợn vì gây dị ứng nổi quầng đỏ (chưa rõ nguyên nhân).

    Mô tả: Cây ké đầu ngựa là một cây nhỏ, cao độ 2m thân có khía rãnh. Lá mọc so le, phiến lá hơi 3 cạnh, mép có răng cưa có chỗ khía hơi sâu thành 3-5 thùy, có lông ngắn cứng. Cụm hoa hình đầu có thứ lưỡng tính ở phía trên, có thứ chỉ gồm có hai hoa cái nằm trong hai lá bắc dày và có gai. Quà gìa hình thoi, có móc, có thể móc vào lông động vật. Trẻ con vân nghịch bò vào tóc nhau rất khó gỡ ra (cắt đôi thấy ở trong có hai quả thực).

    – Thu hái, sơ chế:

    Trồng vào mùa xuân, làm đất bón phân cho tốt (tro, đất sông, phot phat đều được). Đào lỗ nhỏ cho vào 3-4 hạt mỗi hố cách nhau chừng 50-60 cm. Phủ ít đất lên và tưới ẩm, độ 10 ngày sau cây mọc. Khi cây cao độ 6-7cm có thể chiết trồng chỗ khác. Vào cuối hạ hay sang thu quả chín thì hái cả cây hay chỉ hái quả thôi, phơi hoặc sấy khô mà dùng hoặc nấu cao như trên đã giới thiệu.

    Thành phần hóa học:

    Hiện nay chưa rõ hoạt chất cùa quả ké là gì. Mới biết rằng trong quả ké có chừng 30% chất béo, 1,27% một chất glucozit gọi là xanthostrumarin tương ứng với chất đatixin, chưa rõ tính chất, 3,3% nhựa và vitamin c (Wehmer, 1931).

    Năm 1974, Khíagy (1974, Plantơ medica 8,75) đã tách từ trong ké một nhóm sesquitecpen chưa no, lacton có khung xanthonolit: xanthinin (độ chảy 123-124″), xanthanola và izoxanthanola.

    Quả Ké chứa:

            Carboxy atractylozit ờ dạng muối có tác dụng hạ đường huyết rất mạnh, có độc tính.

           Xanthetin và xanthamin là những chất có tác dụng kháng khuẩn.

    Toàn cây chứa nhiều iốt. Trong hai nãm 1969 và 1970, Đỗ Tất Lợi, Phạm Kim Loan và Nguyễn Văn Cát (Trường đại học dược khoa Hà Nội) đã định tính và định lượng iốt trong cây ké Việt Nam thấy rằng dù cây ké mọc ờ miền núi, hay đồng bằng, gần biển hay xa biển đều có chứa iốt với hàm lượng khá cao, lg lá hoặc thân chứa trung bình 200 microgam, lg qủa chứa 220-230 microgam, nước sắc 15 phút cô thành cao chứa 300 microgam trong 1g cao: Nếu nấu lâu 5 giờ có thể chứa tới 420-430 microgam trong 1g cao. Trên cơ sờ phân tích ấy đã để nghị dùng ké trong điếu trị bướu cổ.

    Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc:

           Đơn thuốc có Ké:

    + Chữa mũi chảy nước trong: Quả Ké sao vàng, tán bột, uống 4-8g/ngày.

    + Chữa thủy thũng, bí tiểu tiện: Quả Ké (đốt tồn tính); Đình lịch tử, Hai vị bằng nhau, tán bột. Uống với nước, ngày 2 lần, mỗi lần 8g.

    + Chữa phong thấp mẩn ngứa: Lá Ké tán bột 8g, uổng với rượu ngâm Đậu đen,

    + Chữa các chứng phong ngứa dị ứng: Ké đầu ngựa 15g, hoa Kinh giới l0g, Muồng trâu l0g, cỏ Mần trầu 15g, Cam thảo đất l0g, Bạc hà l0g, Bèo cái 15g, lá Nghể 10g, sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, uống 1 thang/ngày.

    Chữa bướu cổ: Ngày uống 4-5g quả hay cây ké dưới dạng thuốc sắc (đun sôi, giữ sôi 15 phút

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.

    Bình luận

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *